- Kho lạnh giúp bảo quản hàng hóa nông nghiệp, thủy sản, dược phẩm…hạn chế tối đa sản phẩm hư hại theo thời gian dài. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về khái niệm kho lạnh, mời bạn tham khảo bài viết chia sẻ của kho lạnh Liên Phương dưới đây:
Kho Lạnh là gì?
Kho lạnh là một nhà kho có vỏ kho được làm bằng vật liệu cách nhiệt, bên trong được gắn thiết bị làm lạnh dùng để bảo quản và lưu trữ một số sản phẩm nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất.
Phân loại theo mục đích sử dụng
+ Kho lạnh nhà hàng: Dành cho nhà hàng, chuỗi nhà hàng, thiết kế theo nhu cầu sử dụng, tối ưu hóa kích thước, tần suất sử dụng, lựa chọn thiết bị chất lượng cao.
+ Kho lạnh gia đình: Dành cho gia đình, hộ kinh doanh, thiết kế tính toán hệ thống lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Kho lạnh cho thuê: Dành cho khách hàng thuê bảo quản sản phẩm, thiết kế 2 dạng:
Chia kho nhỏ cho khách hàng tự quản lý hàng hóa.
Chia kho lớn, chia ô, chia tầng kệ, người cho thuê quản lý hàng hóa.
+ Kho lạnh chế biến: Dành cho nhà máy chế biến thực phẩm, diện tích lớn, phòng máy theo dõi, quản lý nhiệt độ, công suất máy lớn đáp ứng tần suất xuất nhập hàng cao.
+ Kho lạnh sơ chế: Dành cho nhà máy thực phẩm, thủy sản, rau quả, thiết kế nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng để giữ lạnh sản phẩm trong quá trình sơ chế.
+ Kho lạnh phân phối: Dành cho siêu thị, nhà nhập khẩu sản phẩm lạnh, diện tích lớn, trung chuyển, phân phối hàng đến các kho nhỏ hơn. Hệ thống giám sát trung tâm theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị.
Phân loại theo sản phẩm bảo quản:
+ Kho lạnh bảo quản rau, quả: Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ dương, dãy nhiệt độ rau xanh 12°C đến 15°C, củ, quả, trái cây 2°C đến 8°C, có thiết kế hệ thống cấp ẩm.
+ Kho lạnh bảo quản nông sản: Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ dương, dãy nhiệt độ 2°C đến 10°C, một số sản phẩm cần bảo quản trên 10°C và cấp ẩm hoặc hút ẩm. Lưu ý: một số nông sản “thở” sau thu hoạch sinh nhiệt và CO2, cần thiết kế hệ thống lạnh phù hợp, hút CO2, cấp O2.
+ Kho lạnh bảo quản hoa tươi: Bảo quản hoa tươi ở nhiệt độ 1°C đến 10°C tùy loại hoa, cần lưu ý độ ẩm trong kho (90 - 95%).
+ Kho lạnh bảo quản sữa: Bảo quản sữa và chế phẩm từ sữa ở nhiệt độ 2oC đến 8oC.
+ Kho lạnh bảo quản vắc xin: Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ 2°C đến 8°C, yêu cầu cao hơn các sản phẩm khác, cần hệ thống máy dự phòng, hệ thống báo động, lưu trữ, theo dõi nhiệt độ.
+ Kho lạnh bảo quản thủy, hải sản: Bảo quản thủy, hải sản qua cấp đông ở nhiệt độ -40oC đến - 45°C, bảo quản đông lạnh -18°C đến -22°C.
Kho lạnh bảo quản thịt: Bảo quản thịt và thực phẩm từ thịt ở nhiệt độ -16°C đến -20°C.
+ Kho lạnh bảo quản kem: Bảo quản kem ở nhiệt độ -18°C đến -22°C, yêu cầu nhiệt độ tương đối khắt khe, lắp đặt hệ máy dự phòng.
Phân loại theo nhiệt độ trong kho lạnh
+ Kho cấp đông:
-18°C đến -22°C: Bảo quản kem, thủy sản, hải sản.
-16°C đến -20°C: Bảo quản thịt, thực phẩm đông lạnh.
-10°C đến -15°C: Trữ đông các chế phẩm từ thịt.
-2°C đến -6°C: Trữ đông mềm một số sản phẩm từ thịt dùng để sử dụng ngay hoặc trữ nước đá, cá hồi.
- Kho lạnh từ 0°C đến 5°C:
Ứng dụng: Bảo quản một số loại hoa tươi, củ, quả, trứng chín.
Ví dụ: Hoa ly, hoa cúc, hoa hồng, táo, lê, nho, cam, chanh, trứng gà, trứng vịt.
Kho lạnh từ 2°C đến 8°C:
Ứng dụng: Bảo quản đa dạng các loại thực phẩm, nông sản, dược phẩm, y tế.
Ví dụ
+ Thực phẩm: Sữa, sữa chua, phomai, thịt nguội, xúc xích, giò chả, rau xanh, trái cây, nấm, bia, nước ngọt.
+ Nông sản: Khoai tây, hành tây, tỏi, ớt, cà chua, dưa leo, ổi, xoài, chuối.
+ Dược phẩm: Vắc xin, thuốc tiêm, thuốc truyền dịch, thuốc tây thành phẩm.
+ Y tế: Máu, mẫu bệnh phẩm, hóa chất y tế.
Lưu ý:
+ Nhiệt độ bảo quản cụ thể cho từng loại sản phẩm có thể khác nhau. Do đó, cần tham khảo thêm tài liệu chuyên ngành hoặc ý kiến của chuyên gia để xác định nhiệt độ bảo quản tối ưu cho từng sản phẩm.
+ Ngoài nhiệt độ, độ ẩm, thông gió cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản sản phẩm trong kho lạnh. Do đó, cần thiết kế và vận hành kho lạnh phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản tối ưu cho từng loại sản phẩm.