Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam

Phạm Minh Phương - 23/10/2019

Thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam  ngày càng phát triển mạnh, tuy nhiên những công ty chuyển phát nhanh của Việt Nam thì lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh và thu lợi nhuận kinh doanh. Các thương hiệu chuyển phát nhanh nổi tiếng quốc tế đã dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nhờ có nguồn tài chính mạnh mẽ.

Thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam bị chiếm lĩnh
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện chính sách mở cửa hoàn toàn thì rất nhiều các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia khai thác thị trường Việt Nam, trong đó có các công ty chuyển phát nhanh quốc tế nổi tiếng. Bốn thương hiệu chuyển phát nhanh quốc tế uy tín lớn nhất thế giới là DHL của Đức, TNT của Hà Lan, FedEx và UPS của Mỹ đã lần lượt tham gia vào thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam và họ đánh giá đây là “mảnh đất tốt” đem lại nhiều lợi nhuận. Lúc đầu, các tập đoàn này tham gia với hình thức là hợp tác với các doanh nghiệp chuyển phát Việt Nam. Với tiềm lực tài chính và thương hiệu mạnh quốc tế, họ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường ở đây, đánh bại các đối thủ nội địa. Sau khi đã có đủ ưu thế, họ dần chiếm lĩnh thị phần và đang tính hướng tách khỏi mô hình liên doanh, hoạt động độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty UPS Việt Nam là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Mở đầu là việc liên doanh của các tập đoàn chuyển phát nhanh quốc tế với các doanh nghiệp Việt Nam, Đầu tiên là TNT đã tham gia thị trường Việt Nam bằng cách liên doanh với công ty chuyển phát Viettrans; tiếp đó là DHL liên doanh với VNPT và nắm giữ phần lớn số cổ phần là 51%. Sau khi các tập đoàn này thuận lợi tiến vào thị trường Việt thì 2 tập đoàn lớn của Mỹ là Fedex và UPS cũng tập trung vào Việt Nam. UPS cũng tách ra thành lập Công ty UPS Việt Nam. Các doanh nghiệp này đầu tư khoản tài chính khá lớn vào Việt Nam và con số đó tăng dần hàng năm vì họ tin rằng, thị trường Việt Nam sẽ đem lại cho họ nhiều lợi nhuận cũng như giúp mở rộng thị trường chuyển phát nhanh. Sau nhiều năm hoạt động tại đây, các doanh nghiệp tính đến việc hoạt động độc lập bằng việc thành lập công ty riêng như chuyển phát nhanh quốc tế UPS thành lập Công ty UPS Việt Nam, doanh nghiệp chuyển phát nhanh đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các công ty chuyển phát nhanh Việt Nam cạnh tranh gay gắt
Sau khi các ông lớn chuyển phát nhanh quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam thì các công ty chuyển phát nhanh nội địa gặp khá nhiều khó khăn. Bởi Việt Nam là một nước nhỏ, có nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp không có nguồn tài chính đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động mạnh trên toàn cầu như TNT, UPS, DHL,…. Khi các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia vào thị trường chuyển phát nhanh thì thị trường chưa có nhiều biến động nhưng khi họ thâm nhập vào mảng thị trường nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn. Ngoài ra, số lượng các công ty chuyển phát nhanh uy tín trong nước cũng tăng ngày một nhanh làm cho thị trường ngày càng trở nên gay gắt, mặc dù nhu cầu chuyển phát nhanh trong nước cũng như quốc tế của người tiêu dùng tăng nhưng cũng không thể đáp ứng hết.

Để giải quyết vấn đề trên, lãnh đạo của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước đã tính tới phương án thành lập Hiệp hội bưu chính chuyển phát. Tuy nhiên, phương án này vẫn còn bỏ ngỏ vì chưa thống nhất được ý kiến cho việc đưa ra phương án duy trì hiệp hội.

 

Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

smoople

17/04/2022

Buy Viagra Jelly Online https://bestadalafil.com/ - overnight cialis delivery Priligy Usa Blog Prevacid Buy One Get One cialis online reviews https://bestadalafil.com/ - generic cialis no prescription Vnlvqk

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav