CNN: Virus corona khiến hoạt động giao nhận bị ảnh hưởng nặng nề, đe d

  Các công ty vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến phần còn lại của thế giới cho biết họ đang giảm số lượng tàu biển, khi các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan virus corona gây ảnh hưởng đến cầu dịch vụ của họ và đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Khoảng 80% giao dịch hàng hóa trên thế giới (tính theo khối lượng) được vận chuyển bằng đường biển và Trung Quốc là nơi có 7 trong số 10 cảng container bận rộn nhất, theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển .

  Một nhà phân tích giao nhận quốc tế tại BIMCO - một hiệp hội giao nhận quốc tế cho biết: "Việc đóng cửa trung tâm sản xuất của thế giới ảnh hưởng đến việc vận chuyển container, vì Trung Quốc là nhân tố thúc đẩy quan trọng của chuỗi cung ứng trong châu Á và trên toàn cầu". "Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp và hạn chế nhu cầu vận chuyển hàng container", Sand nói với CNN Business.

 

  Tất cả mọi thứ từ ô tô và máy móc đến may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác đều được vận chuyển trong các container, và sự gián đoạn trong ngành có thể tác động xấu đến cả các khu vực bên ngoài Trung Quốc khi nước này tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy và giữ công nhân ở nhà.

  Cuộc khủng hoảng virus càng kéo dài, hàng hóa trên khắp thế giới càng khó di chuyển. Virus corona đã giết chết hơn 600 người và lây nhiễm ít nhất 30.000 người - chủ yếu ở Trung Quốc (tính đến ngày 7/2), nơi có gần 60 triệu người đang sống ở các thành phố bị phong tỏa.

Vẫn còn rất nhiều tàu đang mắc kẹt trong khu vực “cách ly nổi”, vì các quốc gia như Úc và Singapore từ chối cho phép các tàu đã ghé cảng Trung Quốc vào cảng của họ cho đến khi thủy thủ đoàn được xác nhận là không nhiễm virus corona, Sand nói thêm.

  Các công ty vận tải lớn như Maersk, MSC Địa Trung Hải, Hapag-Lloyd và CMA-CGM nói rằng họ đã giảm số lượng tàu trên các tuyến nối Trung Quốc và Hồng Kông với Ấn Độ, Canada, Hoa Kỳ và Tây Phi.

  Công ty logistics Freightos cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ trong việc đưa hàng hóa ra khỏi Trung Quốc và xem xét chuyển một số lô hàng từ đường biển sang đường hàng không hoặc thậm chí tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ các quốc gia khác nếu có thể. Tình trạng tồn đọng của các lô hàng thường diễn ra sau Tết Nguyên Đán sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi tình hình hiện tại, đẩy giá cước vận tải đường biển tăng lên và làm trầm trọng thêm sự chậm trễ, Freightos nói.

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không cũng bị gián đoạn.

 

  Theo một tuyên bố trên trang web của IAG Cargo, chi nhánh vận chuyển hàng không của IAG - công ty mẹ của hãng hàng không British Airways, vào thứ Hai đã hủy tất cả các dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc đại lục ít nhất là đến hết tháng, trích dẫn một lời khuyên của chính phủ Anh.

  Tập đoàn logistics của Đức DHL đã báo cáo những sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các lô hàng hàng không trong và ngoài nước. DHL đã đình chỉ việc giao hàng tại tỉnh Hồ Bắc - trung tâm của virus, nhưng cho biết họ chưa thể thấy trước những thay đổi khác đối với các hoạt động của mình.

  Lệnh phong tỏa có thể có tác động lớn đến hoạt động của chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc trong các ngành công nghiệp như ô tô, dược phẩm và y tế, và sản xuất công nghệ cao.

  UPS (UPS) và FedEx Express (FDX) cho biết họ vẫn đang tiếp tục bay vào và ra khỏi Trung Quốc nhưng cũng cho biết rằng họ đã thấy nhu cầu dịch vụ của mình giảm do kết quả của việc đóng cửa kinh doanh tại nước này.

                                                                       Hoài Nguyễn

Theo Trí thức trẻ

avatar
Xin chào
close nav